Móng giò hầm đu đủ xanh, hầm măng khô hoặc măng tươi, nấu với đậu phộng, quả sung hay mướp hương, mướp khía là những món canh bổ dưỡng, sinh sữa cực tốt cho bà đẻ sau sinh.
Mục Lục Bài Viết
Những món canh móng giò ngon, dinh dưỡng cho bà đẻ
1/ Móng giò hầm đu đủ xanh
- Với bà mẹ khi mang thai đu đủ xanh là thứ quả không nên ăn. Tuy nhiên, sau sinh, đu đủ xanh lại là thức ăn giúp mẹ có nhiều sữa.
- Đu đủ xanh kết hợp hầm móng giò là một món tuyệt vời giúp mẹ có nhiều sữa để nuôi con.
Nguyên liệu cần để làm món móng giò hầm đủ đủ xanh
- Móng giò: 2 chiếc móng giò (hoặc thịt chân giò cũng được, nhưng không tốt bằng móng giò).
- Đu đủ xanh: 1 quả.
- Hành lá, lá mùi và các gia vị khác đi kèm.
Cách làm móng giò hầm đu đủ xanh
- Móng giò heo (chân giò heo) bạn mang rửa sạch cạo sạch lông lá chặt miếng vừa ăn.
- Đu đủ sau khi gọt vỏ và bỏ hạt bạn ngâm trong thời gian khoảng 15 phút với nước muối pha loãng cho sạch nhựa.
- Cắt khúc đu đủ khoảng 2-3 cm, tương tự như cắt bí nấu í
- Cho chân giò heo (móng giò) vào nồi đổ nước vừa đủ rồi ninh cho nhừ, sau khi sôi nước bạn vớt sạch bọt, thêm gia vị (nhớ đừng cho mặn quá k thì nó có cảm giác đắng).
- Sau khi ninh nhừ móng giò bạn cho đu đủ đã cắt khúc vào đun tiếp, đến khi chín thì bắc gia và cho thêm hành, lá mùi vào là OK.
2/ Móng giò hầm mướp
Nguyên liệu: Móng giò heo 1 cái khoảng (200g), 1 đến 2 quả mướp (khoảng 200g).
Cách làm chân giò heo nấu mướp như sau:
- Mướp bạn rửa sạch ,gọt vỏ và cắt thành khúc.
- Chân giò heo rửa sạch , chặt thành miếng vừa ăn sau đó cho vào nồi nước để ninh, khi nước trong nồisôi thì bạn vớt bọt ra,bổ sung gia vị vừa ăn là được.
- Ninh kỹ chân giò rồi thì cho mướp vào. Đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 2 đến 3 phút là được. Lưu ý: mướp khi nấu cũng ra nước nên bạn cho nước ít thôi nhé. Xong thì bắc ra ngoài và bổ sung thêm hành hoa, rau thơm nếu có.
3/ Móng giò heo hầm với quả sung giúp lợi sữa cho mẹ
Nguyên liệu:
- Móng giò heo 1-2 cái (mỗi cái tầm 200g) khoảng trên dưới 10 quả sung
Cách làm móng giò heo hầm sung như sau:
Sung bạn bỏ cuống và rửa thật sạch sau đó mỗi quả bổ làm đôi. Đối với chân giò heo bạn làm tương tự như các món ở trên rửa sạch chặt khúc vừa ăn bỏ vào trong nồi và ninh kỹ (nhớ vớt bọt khi sôi) sau đó cho gia vị vừa đủ, chế nước thêm nếu bị cạn hoặc thấy cần. Cuối cùng bỏ quả sung tiếp tục hầm cho đến khi sung chín mềm.
4/ Móng giò hầm với đậu phộng
Móng giò là món ăn lợi sữa vô cùng. Trong gian từ xưa các cụ nhà ta đã biết đến điều này và rất hay thường dùng cách này để tăng lượng sữa cho bà mẹ đang nuôi con.
Đậu phộng hay còn gọi với tên phổ thông là “lạc” có địa phương còn gọi là đậu phụng, thành phần của 1 hạt đậu phộng gồm có:
- 20% đến 30% là chất đạm
- 40% đến 50% là chất béo
- 20% là chất bột
- 3% đến 5% là nước
- khoảng 2% đến 4% là chất vô cơ.
Trong nhân đậu phộng (nhân lạc) chứa glycerid của axit béo no, chất béo không no,…. đặc biệt trong đậu phộng chưa nhiều resveratrol có khả năng chống oxy hóa mạnh. chống lão hóa, làm tăn lượng HDLcholesterol tốt, rất tốt cho sức khỏe và hệ tuần hoàn.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Móng giò heo: 2 cái móng giò heo (móng giò thôi nhé, không phải cả cái chân giò to đùng đâu)
- 200g Đậu phộng.
- Gia vị và gừng tươi (gia vị vừa đủ).
- Cà rốt: 1-2 củ
- Gạo nếp: 1 nắm nhỏ nếu thấy thích (không thì k cần gạo cũng được)
Cách nấu móng giò hầm đậu phộng như sau
Móng giò bạn mua về và làm sạch, chặt thành miếng sau đó đem hầm với đậu phộng, cà rốt và bổ sung thêm gạo nếu thấy thích nấu thành cháo, ninh thật nhừ và ăn trong ngày.
5/ Móng giò hầm măng khô
Nguyên liệu:
- Chân giò: 500g
- Măng khô
- Mộc nhĩ
- Nước mắm, hạt tiêu, muối, hành khô, hành lá
Cách nấu canh chân giò măng khô
- Bước 1: Dùng nước gạo ngâm 2-3 ngày cho mềm, vớt ra phải luộc vài lần khi nào nước không còn thẫm màu nâu, hết chất đắng, thì rửa lại bằng nước lã, mới đem ra thái vát ngang thớ to bản.
- Bước 2: Chân giò cạo rửa sạch, lọc thịt, đoạn xương ống ghè vỡ làm đôi. Phần thịt cắt miếng to bằng nửa bao diêm, phần móng chẻ làm đôi, chặt khúc tương đương miếng thịt.
- Bước 3: Ướp thịt với nước mắm, muối, hạt tiêu trong khoảng 15-20 phút cho ngấm gia vị và chắc miếng thịt. Sau đó tất cả bỏ vào nồi đổ ngập nước, đặt lên bếp đun sôi, hớt bọt, đập hành củ nước cho vào cho thơm nước dùng. Đậy hé nắp, giảm nhiệt độ để sôi lăn tăn, hầm thịt chín mềm.
- Bước 4: Mộc nhĩ chọn loại dày cánh, ngâm nở, cắt bỏ chân, cọ rửa sạch. Thái nhỏ mộc nhĩ để nguyên, cái to, cắt làm đôi, làm ba.
- Bước 5: Hành lá nhặt rửa sạch, cắt lấy phần hành củ dài khoảng 10 cm. Phi thơm hành băm nhỏ, cho măng vào xào, nêm vừa mắm muối, cho thịt chân giò vào đảo đều cho ngấm gia vị. Đổ nước dùng đun tiếp cho thịt và măng chín nhừ, cho mộc nhĩ đun sôi trở lại, nêm đủ gia vị vừa ăn. Trước khi bắc ra cho hành lá vào là được.
tu khoa
- món ngon cho bà bầu sau sinh
- chân giò heo hầm đậu đen
- công dụng đuôi heo hầm đậu đen
- ăn đuôi heo bổ thận trợ dương