Chỉ số thai nhi tuần 32 mà các mẹ bầu cần nắm rõ trong thai kỳ của mình, để biết được tình hình phát triển của bé yêu trong bụng. Chỉ số thai nhi cho biết được chiều dài, cân nặng của bé, chính vì vậy khi bước vào từng mốc thời gian khác nhau mà các mẹ cần đi siêu âm để biết được con mình đang phát triển như thế nào và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh được những nguy cơ xấu. Khi bước vào tuần thai thứ 32 thì cơ thể người mẹ khá nặng nề, thai nhi cũng phát triển gần như hoàn thiện và có thể cử động tay chân, dễ dàng nhắm mở mắt. Lúc này rất nhiều bà mẹ lo lắng cân nặng và chiều dài của thai nhi không đủ tiêu chuẩn, nguy cơ bị nhẹ cân khi sắp ra đời. Để phòng tránh được những tình huống xấu cho thai nhi ở giai đoạn 32 tuần tuổi, các mẹ nên đi siêu âm để biết được chính xác sự phát triển của bé.Ở tuần thai thứ 32, hầu hết thời gian bé chỉ dành để ngủ, bé chỉ tỉnh 5 – 10% thời gian trong ngày. Theo các chuyên gia, thai nhi 32 tuần tuổi có kích cỡ tương đương một trái bí ngô. Vậy chỉ số thai nhi tuần 32 như thế nào? thai nhi 32 tuần tuổi nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn?….mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu chỉ số thai nhi tuần 32 bao nhiêu là bình thường? Ảnh: Internet.
Mục Lục Bài Viết
1. Chỉ số thai nhi tuần 32 như thế nào?
Cách xem chỉ số siêu âm:
- Tuổi thai (32+0): Thai 32 tuần tuổi.
- Tuổi thai (32+1): Thai 32 tuần một ngày.
- Tuổi thai (32+2): Thai 32 tuần hai ngày.
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
- FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
- AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
- HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram)
Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Bảng chỉ số thai nhi tuần 32 chi tiết. Ảnh: Internet.
2. Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn?
2.1. Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi
Theo bàng chỉ số thai nhi tuần 32 thì bé yêu của bạn trong giai đoạn này có chiều dài khoảng 42 cm, nặng khoảng 1700 – 1800 gram, kích cỡ này tương đương một trái bí ngô. Các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho một cơ thể hoàn hảo sắp hoạt động đập lập. Hệ thống xương của bé dã tương đối cứng cáp ngoại trừ xương hộp sọ, móng tay và chân cũng trở nên cứng cáp hơn so với những tuần trước.
Thai nhi ở tuần 32 cũng đã biết nhắm mở mắt và biết cách điều tiết mắt. Nếu mẹ bầu ra ngoài trở khi nắng to, ánh sáng xuyên qua thành bụng thì thai nhi có thể nhắm mắt lại, đồng thời đòng tử thai nhi cũng điều tiết để hạn chế bớt ánh sáng chiếu vào mắt.
Lớp mỡ dưới da bé phát triển liên tục khiến bé không còn nhăn nheo, lớp lông tơ vốn bao quanh bé cũng rụng dần. Lông mi, lông mày và tóc đậm màu lên để nhìn thấy rõ hơn. Nếu siêu âm chỉ số thai nhi tuần 32 bằng 4D thì bố mẹ sẽ có những bức hình sắc nét của con yêu.
Từ tuần 32 trở đi, thai nhi đã lớn nên lượng nối ối có xu hướng giảm dần nên bé không bị trôi tự do như trước mà nằm gọn trong tử cung của người mẹ.

Thai nhi 32 tuần tuổi dài 42 cm, nặng 1700 – 1800 gram. Ảnh: Internet.
2.2. Dinh dưỡng cho thai nhi 32 tuần đạt cân nặng chuẩn
Nếu bé trong bụng có cân nặng và chiều dài đúng như chỉ số thai nhi tuần 32 thì bé đang phát triển rất tốt. Chỉ số cân nặng có thể dao động thấp hơn hoặc cao hơn một chút nên mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu bé nhà mình không đạt đúng chuẩn. Ở tuần 32, mẹ tăng cân nhanh chóng và bé cũng tăng thêm 230 – 250 gram mỗi tuần. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này vô cùng quan trong nhằm giúp thai nhi chào đời khỏe mạnh.
Để bé đạt đúng chỉ số thai nhi tuần 32, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cho cơ thể gồm:
- Chất đạm: Bổ sung đầy đủ chất đạm trong giai đoạn này giúp đảm bảo quá trình hình thành và phát triển các tế bào của thai nhi. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc,…
- Chất béo: Chất béo giúp mẹ bầu hấp thụ tốt các vitamin A, D, E, K đồng thời ảnh hưởng nhất định trong việc cung cấp năng lượng và phát triển các tế bào não của thai nhi. Bà bầu chỉ nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật để tránh tăng cholesterol trong máu gây tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp,…

Bổ sung chất béo để phát triển tế bào não thai nhi. Ảnh: Internet.
- Các loại vitamin nhóm B, C, D, E,…có trong các thực phẩm hàng ngày như các loại hoa quả, rau củ màu đậm, ngũ cốc giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón, đồng thời giảm mệt mỏi khi chị em bước vào giai đoạn cuối thai kỳ.
- Chất khoáng: Sắt và canxi là hai loại khoáng chất vô cùng quan trong mà mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Giai đoạn 32 tuần tuổi, mẹ và bé cần bổ sung lượng sắt, canxi lớn để hạn chế tình trạng loãng xương, thiếu máu, đồng thời phát triển hệ xương của bé.
- Đường: Đường giúp cung cấp năng lượng để đảm bảo thông suốt quá trình hoạt động của mẹ và thai nhi. Bà bầu chỉ nên bổ sung đường tự nhiên có trong trái cây, ngũ cốc, sữa uống hàng ngày thay vì các loại đường hóa học trong bánh kẹo, nước ngọt.
Trên đây là chỉ số thai nhi tuần 32 chi tiết nhất, mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu nắm bắt chính xác về cân nặng, chiều dài của bé trong giai đoạn này và có cách khắc phục hiệu quả nếu bé không đạt đúng tiêu chuẩn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp ích được cho mọi người và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân nhé.